Phá Vỡ Tư Duy Cũ: Tiếp Cận 5 Cấp Độ Fandom Để Tối Ưu Hiệu Quả Marketing

Cập nhật: Tháng 6 29, 2025
Phát hành: Tháng 6 24, 2025

Mục lục

Bạn đang tìm cách mở rộng tệp khách hàng và nhìn thấy tiềm năng khổng lồ từ những cộng đồng người hâm mộ hùng mạnh? Rất nhiều brand team mắc sai lầm khi tiếp cận các fandom này một cách chung chung, bỏ qua sự thật là mỗi fan có mức độ gắn kết, hành vi và mong đợi rất khác nhau. Lối tư duy “một size cho tất cả” không chỉ lãng phí ngân sách marketing mà còn khiến thương hiệu bỏ lỡ cơ hội vàng để biến những người hâm mộ tiềm năng thành khách hàng trung thành của chính mình. Để thực sự khai thác sức mạnh này, bài viết này sẽ chỉ ra 5 cấp độ fan – dựa trên mô hình Fan Funnel 2023 của WGSN, giúp các thương hiệu hiểu rõ từng nhóm để đưa ra chiến lược tương tác phù hợp và hiệu quả, từ đó mở khóa toàn bộ tiềm năng chuyển đổi khách hàng từ những cộng đồng này.

Hiểu về “Fan Funnel” và 5 Cấp Độ Fan

Ra đời vào năm 2023, mô hình Fan Funnel (Phễu Fan) của WGSN – một công ty dự báo và phân tích thị trường uy tín đã minh họa hành trình phát triển mức độ gắn bó của một cá nhân với thương hiệu. Việc nhận diện vị trí của fan trên phễu là nền tảng để xây dựng chiến lược tương tác phù hợp. Năm cấp độ đó bao gồm: Dormant Fans, Casual Fans, Active Fans, Superfans và Cult Stans.

Phân Tích 5 Cấp Độ Fan: Insights, Hành Vi và Cách Tiếp Cận

1. Dormant Fans (Fan “Ngủ Đông”/Tiềm Ẩn)

Đây là nhóm người từng có hứng thú vào nội dung hay một thần tượng, nhân vật nào đó nhưng đã mất đi sự quan tâm chủ động, dù vẫn có thể thưởng thức nội dung cốt lõi. Hơn nữa, họ không có hứng thú bước vào cộng đồng hâm mộ ở giai đoạn này mà chỉ có nhu cầu khám khá (discover). Sự “ngủ đông” thường do thiếu nội dung mới, đối thủ cạnh tranh hoặc đơn giản là do cuộc sống bận rộn, thương hiệu không thể giữa chân họ. Vậy nên, mục tiêu chính của những thương hiệu muốn chinh phục nhóm người này là tái kích hoạt sự quan tâm. Sử dụng chiến dịch “win-back” qua thông điệp cá nhân hóa, quảng cáo nhắm mục tiêu gợi nhắc kỷ niệm, hoặc ưu đãi đặc biệt.

Nguồn ảnh: sales-i

2. Casual Fans (Fan Thường Xuyên/Thông Thường)

Casual Fans là những người tiếp nhận nội dung một cách thụ động, ít khi chủ động tìm kiếm thông tin hay tương tác sâu sắc. Dù mức độ trung thành và sự tham gia của họ chưa cao, nhóm này vẫn đem lại rất nhiều cơ hội tiềm năng để thương hiệu khai thác. Để thu hút Casual Fans, thương hiệu cần đẩy mạnh tương tác bằng các nội dung chất lượng và dễ tiếp nhận, nhanh chóng thu hút sự chú ý như video ngắn, infographic, đồng thời đưa ra các lời kêu gọi hành động rõ ràng như like, share. Bên cạnh đó, việc cá nhân hóa thông điệp và sử dụng các yếu tố gamification sẽ kích thích sự tò mò và tăng động lực tương tác, thúc đẩy nhóm fan này chuyển từ trạng thái thụ động sang chủ động khám phá sâu hơn.

3. Active Fans (Fan Tích Cực)

Nhóm này thường xuyên theo dõi tin tức, nhưng không trung thành tuyệt đối với một thần tượng hay thương hiệu nào cả. Họ chủ động tìm kiếm tin tức, theo dõi các kênh chính thức, tham gia thảo luận cơ bản và mua sắm sản phẩm/dịch vụ cốt lõi. Họ cũng có thể là “người sáng tạo” nội dung (fan fiction, fan art), gắn kết bởi cảm giác thuộc về và bản sắc cá nhân. Đây là giai đoạn vàng để thúc đẩy lòng trung thành, khuyến khích họ tham gia sâu hơn và từ đó, trở thành một phần của cộng đồng fan. Cung cấp thông tin độc quyền, cơ hội tương tác trực tiếp (livestream Q&A), khuyến khích tham gia diễn đàn cộng đồng, và UGC. Để biến họ thành Superfans, thương hiệu cần tạo ra những kết nối cảm xúc sâu sắc và trải nghiệm tương tác cá nhân hóa.

4. Superfans (Siêu Fan)

Đây là những người cực kỳ tận tâm và đam mê, thường xuyên mua các sản phẩm độc đáo và tham gia sự kiện. Superfans có gắn kết cảm xúc sâu sắc, sẵn sàng chi tiền cho merchandise, vé sự kiện độc quyền, và tích cực quảng bá thương hiệu. Họ tìm thấy niềm vui, sự thỏa mãn và mong muốn đóng góp lại cho thương hiệu. Duy trì lòng trung thành cao nhất và biến họ thành những người ủng hộ mạnh mẽ là ưu tiên hàng đầu khi tiếp cận nhóm siêu fan này. Các chương trình khách hàng thân thiết/VIP với đặc quyền (early access, giảm giá), tổ chức sự kiện độc quyền (meet-and-greet), và cung cấp sản phẩm phiên bản giới hạn là chìa khóa. Lắng nghe ý kiến và xem xét áp dụng vào sản phẩm/dịch vụ cũng rất quan trọng. Dù rất trung thành và có tầm ảnh hưởng, Superfans chủ yếu là người tiêu thụ cao cấp và ủng hộ mạnh mẽ. Họ chưa đạt đến mức độ tự tổ chức, điều hành hoặc định hình cộng đồng rộng lớn như Cult Stans – nhóm người có tầm ảnh hưởng nhất trong fandom.

5. Cult Stans (Fan “Cuồng” – Người Xây Dựng Cộng Đồng)

Họ là những người hâm mộ cực kì tận tâm và đam mê sâu sắc, đầu tư nhiều thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Họ thường là những người đứng sau các cộng đồng và trang mạng xã hội để tôn vinh thương hiệu. Thuật ngữ “Stan” chỉ người hâm mộ cuồng nhiệt, thậm chí ám ảnh. Cult Stans có mức độ gắn kết cảm xúc, tâm lý và tài chính cao nhất trong fan funnel. Họ không chỉ tiêu thụ mà còn chủ động “sản xuất” và định hình fandom (quản lý cộng đồng lớn, fanfic, fan art). Họ tìm kiếm sự kết nối sâu sắc, sự công nhận từ thương hiệu và cảm giác được trao quyền. Khả năng ảnh hưởng đến các cấp độ fan thấp hơn rất lớn. Vì thế, hợp tác, trao quyền và biến họ thành đối tác chiến lược là cần thiết ở giai đoạn này. Trao quyền cho họ trong việc quản lý cộng đồng, hợp tác trong các dự án đặc biệt, cung cấp quyền truy cập sớm nhất vào thông tin nội bộ, và gặp gỡ cá nhân. Điều quan trọng là hỗ trợ họ phát triển sáng kiến cộng đồng mà không thương mại hóa hay kiểm soát quá mức. Nếu thương hiệu can thiệp quá sâu hoặc cố gắng thao túng, rủi ro đánh mất niềm tin, làm xói mòn tính chân thực và thậm chí khiến cộng đồng quay lưng là cực kỳ cao.

Kết Luận

Việc nhận diện và thấu hiểu 5 cấp độ fan khác nhau không còn là một lựa chọn mà là yêu cầu cấp thiết đối với các brand team. Bằng cách phân loại và xây dựng chiến lược nội dung, tương tác riêng biệt cho từng nhóm, thương hiệu có thể tối ưu hóa nguồn lực, thúc đẩy sự gắn kết sâu sắc và chuyển đổi fan thành những người ủng hộ trung thành nhất. Xem fan không chỉ là khách hàng mà là đối tác và đồng sáng tạo chính là chìa khóa để xây dựng một cộng đồng bền vững, thịnh vượng trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

  • Convert With Content – How to Turn Casual Followers Into Active Fans (and Superfans)
  • FanCircles – Superfan vs Stan: What’s the Difference?
  • Grinnell College – Fan Culture.
  • Higher Logic – How to Build a Super Fan Program for Your Community.
  • Infobip – Sports Fan Engagement Strategy: The Ultimate Guide.
  • Khoros – 5 Companies That Are Rocking Online Community Management.
  • SEEN.ioFan Engagement: How to turn your fans into superfans.
  • UNRVLD – How to fuel fandom through community.
  • Vaia – Sports Fan Identity.
  • VDG Sports – The Super Fan: Psychology and Economic Impact.
  • WGSN. (2023). Fan Funnel. (Định nghĩa các cấp độ fan và mô hình chung).
  • WSC Sports – Beyond the Broadcast: Maximizing Fan Lifetime Value with Content Automation.

Chia sẻ bài viết này!​

Bài viết liên quan